Mahānāma

sách || bài giảng || suy gẫm || thơ văn
giaolykalama.com || kalama.center || giacnguyen.com
 

Mahānāma

Ông Mahānāma là ông hoàng Thích tộc, tức là dòng họ Thích Ca. Ông đặc biệt cũng từng nguyện là một đệ tử cư sĩ lớn của Đức Phật trong tương lai. Ông có hạnh đặc biệt là chuyên cúng dường mỹ vị. Tiếng Pali là panītadākā, nghĩa là thức ăn cúng dường thượng hạng, thượng phẩm. Ông này cũng là tác giả của nhiều câu hỏi cực kỳ quan trọng để lại cho chúng ta hôm nay.

Có một lần, trên đường ông đến thăm Đức Phật, đi ngang qua khu chợ đông người. Có con voi nó đang ở mùa động đực, nó xúc chuồng, cơn nó lên, nó giẫm chà đạp người ta, ai cũng hoảng hồn bỏ chạy.

Trong kinh Đức Phật Ngài nói có những trường hợp rất là khó kham nhẫn:

1. Là đàn bà khi bị chia sẻ tình cảm rất khó kham nhẫn.

2. Ông vua mà bị người ta đe dọa rất khó kham nhẫn.

3. Con rắn mà nó bị đạp đuôi rất khó kham nhẫn.

4. Con voi mà trong cái mùa mà nó phát dục (động đực) rất khó kham nhẫn.

Thì đám vệ sĩ mới kè ông vô nhà dân. Một lát sau cái đám nài voi mới kiểm soát được con voi đó.

Ông đến chùa lễ Phật ông nói:

- Hồi nãy suýt một chút nữa là con chết rồi. Trong lúc đó con có nghĩ đến Thế Tôn và con có thắc mắc thế này: "Nếu mà mình chết đi trong cái sự hoảng loạn như vậy, không biết chết rồi mình sẽ đi về đâu? Chứ hồi nãy con thấy quá khủng khiếp."

Đức Phật ngài dạy thế này:

- Này Mahānāmaṃ, giống như một cái lu đựng dầu, mình chở nó qua sông, thì nếu vì một lý do nào đó mà cái lu dầu này nó vỡ ra, thì dầu nó sẽ nổi, còn cái mảnh lu mảnh vỡ nó sẽ chìm. Cái phần nào nó chìm được thì nó chìm, phần nào nổi được thì nó nổi. Cũng vậy, Một người thường xuyên sống trong thiện pháp, mà lỡ có tai nạn thình lình cắt cớ đổ xuống, thì cái tấm thân này nó có tan nát như mảnh lu này, thì người đó vẫn có khả năng sanh thiên. Vì bình thường họ sống với cái tâm nhẹ nhàng.

Tôi nói hoài: Nước nó có ba dạng: Thể lỏng, thể đặc và thể khí.

Nước mà ở thể lỏng nó có khuynh hướng tìm về chỗ thấp chun xuống, mà nước ở thể khí thì nó có khuynh hướng nó bốc hơi lên cao.

Nếu mình sống bằng từ bi, trí tuệ, kham nhẫn, thiền định, từ tâm thì mình nhẹ lắm. Khi mình chết mình hắc hơi thì tự nhiên mình bốc hơi mình bay lên cao. Còn sống mà kiểu tham, sân, si, ái, mạn, kiến, nghi, nhỏ mọn, tỵ hiềm, tật đố, bủn xỉn, thì mình chết rồi giống như là nước ở thể lỏng, nó kiếm chỗ thấp nó chun xuống.

Thì ở đây Đức Phật ngài dạy: Bất cứ chuyện gì xảy ra, thì cái người có tu hành vẫn có khả năng sanh thiên. Tu hành ở đây mình nói rõ luôn, chứ nói chữ "tu hành" nó mơ hồ lắm. Tu hành ở đây có nghĩa là: Cái tâm thường có thiện pháp, có từ bi, có trí tuệ, có kham nhẫn, có thiền định, có chánh niệm. Thì đó là tâm tu hành.

Ông hỏi tiếp:

- Bạch Thế Tôn bây giờ chúng con nên hộ niệm cho người cận tử thế nào ?

Ngài dạy thế này:

- Hãy nói cho họ biết chuyện nhà đã có người ở lại họ lo, bây giờ mình có lo cho lắm cũng không làm được gì. Hãy nhớ rằng tấm thân này nó cũng đã cũ, mòn hao, mỏi mệt, bỏ nó để có thân khác tốt hơn, cũng giống như bỏ chén đất mà có chén vàng. Không có gì phải tiếc. Thứ hai nữa là hãy nghĩ rằng thế giới của loài người rất là mệt mỏi, hãy nghĩ đến cảnh giới chư thiên, những cảnh Dục Thiên cao.

Thí dụ như: Cảnh trời Đao Lợi thì hơn Tứ Thiên Vương. Dạ Ma thì hơn Đao Lợi. Đấu Suất hơn Dạ Ma. Cõi trời hơn cõi người. Cõi Sắc giới hơn cõi Dục giới. Từ từ nhắc người thân mình từng cõi.

Nhưng hãy nhớ rằng dầu có tái sanh cõi nào đi nữa thì vẫn quẫn quanh trong tam giới sanh tử. Chi bằng hãy tác ý rằng các hành là vô thường, khổ và vô ngã. Không có gì đáng để thích, để ghét. Không có gì đáng để đam mê hay là bất mãn. Nếu người đó đủ duyên thì họ chứng thánh. Đó là pháp hộ niệm."

Có nghĩa là trước hết mình nhắc để họ đừng sợ chết. Vì chết không phải là kết thúc, mà nó còn là sự bắt đầu.

Và mình đi về đâu là còn tuỳ vào tiền nghiệp, và một phần nữa là nó còn tuỳ thuộc vào tâm trạng mình lúc cận tử, không có gì phải sợ.

Mình sợ là vì 2 lý do:

1. Là không có niềm tin vào thiện căn của mình.

2. Là mình nghĩ tưởng đến ác nghiệp mà mình đã tạo.

Trong kinh nói có 3 hạng người chết không nhắm mắt:

1. Làm quá nhiều ác nghiệp.

2. Làm quá ít thiện nghiệp.

3. Còn dở dang tâm nguyện gì đó chưa xong, kể cả một thắc mắc hoài nghi gì đó mà chưa được giải đáp.

Ba lý do này khiến cho một người chết không nhắm mắt.

Ông Mahānāma có công hỏi mấy câu hỏi này.

Trích buổi giảng paltalk ngày 3/1/2018

Tương Ưng Bộ. V. Thiên Ðại Phẩm. 55 XI. III. Phẩm Saranàni 21. Mahànàma


Sữa Nặn Chanh | | Trốn Khổ Tìm Vui

Mỵ Châu Mỵ Nương | | Pháp Môn Niệm Xứ

English





zoom || tk || youtube || facebook || bài giảng || suy gẫm || hỏi & đáp
kalama || hình ảnh || sách || english

© www.toaikhanh.com